CÔNG TY CỔ PHẨN TRUYỀN THÔNG GIA MINH MEDIA

024 3200 3926
Share
Tin tức nổi bật

Tiếp thị liên kết: Hình thức kiếm tiền nhàn rỗi nhất thời đại 4.0

Nhật Trinh

thứ hai 20/07/2020

Trong thời đại mà ngành thương mại điện tử đang dần xâm chiếm cuộc sống của con người, với sự xuất hiện dày đặc của các influencers, KOL, KOC,..., từ khóa Tiếp thị liên kết có vẻ đã không còn quá xa lạ. Doanh nhân, mạnh thường quân Warren Buffet từng cho rằng: “Nếu bạn không tìm cách để làm ra tiền khi bạn đang ngủ thì bạn sẽ phải làm việc đến tận khi lìa đời.” Tiếp thị liên kết là loại tiếp thị giúp bạn kiếm tiền được mà không cần ngồi trước màn hình máy tính 24/24. Nghe có vẻ thần kỳ nhưng điều này hoàn toàn là khả thi! Nếu bạn còn chưa tin vào mắt mình thì hãy tiếp tục lướt xuống dưới để tìm hiểu tường tận về thị trường kinh doanh “béo bở” này!

1. Tiếp thị liên kết là gì?

Tiếp thị liên kết là hình thức tiếp thị mà một cá nhân/ tổ chức nhận được tiền hoa hồng từ việc tiếp thị các sản phẩm của công ty khác. Bên công ty —được gọi là đơn vị liên kết—tìm kiếm đối tác thương hiệu quảng bá sản phẩm của họ trên tài khoản mạng xã hội, blog hoặc các nền tảng khác, kiếm lợi nhuận từ mỗi lần bán hàng. Sau đó, các công ty sẽ cung cấp cho các nhà tiếp thị liên kết một đường link duy nhất, được gọi là liên kết chi nhánh (Affiliate Link). Bằng cách đó, họ có thể theo dõi hiệu suất của đơn vị liên kết và trả công cho họ dựa trên doanh số bán hàng.

infographic.png

2. Tại sao nên tham gia Affiliate Marketing?

Tiếp thị liên kết là một thị trường hấp dẫn và đáng để tham gia bởi vì những lý do sau đây:

  • Rủi ro thấp: Bạn không cần phải đầu tư bất kỳ chi phí nào để bắt đầu tham gia một chương trình tiếp thị liên kết
  • Thu nhập thụ động: Bạn không cần phải nỗ lực qúa nhiều để thu về lợi nhuận từ các đơn hàng sau khi đã thêm liên kết đại lý (Affiliate link) vào bài đăng của mình.
  • Không cần chăm sóc khách hàng: Bạn không phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ phàn nàn hay yêu cầu nào từ phía khách hàng, thay vào đó, doanh nghiệp bán hàng sẽ đảm nhận khâu này.
  • Thời gian biểu linh hoạt: Thay vì bị gò bó vào một lịch trình cố định, bạn có thể tham gia tiếp thị liên kết mọi lúc mọi nơi
  • Vốn làm ăn tối giản: Bạn không cần phải xây dựng một doanh nghiệp, hay một cơ sở hạ tầng đồ sộ để trở thành một nhà tiếp thị liên kết. Tất cả những gì bạn cần có là một chiếc laptop được kết nối mạng Internet

3. Các loại tiếp thị liên kết:

Có 3 loại tiếp thị liên kết chính phù hợp với từng thị trường ngách và nguồn lực sẵn có:

  • Chi phí cho mỗi hành động (CPA): Tiếp thị liên kết CPA tương tự như tiếp thị liên kết trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng, nhưng hoa hồng chỉ được trả khi có một hành động cụ thể tương tác với nhãn hàng, chẳng hạn như điền vào biểu mẫu hoặc tải xuống một ứng dụng. Liên kết chỉ được trả tiền nếu xảy ra sự tương tác và hành động thực của khách hàng.
  • Hai tầng: Trong loại hình tiếp thị liên kết này, các nhà tiếp thị kiếm được hoa hồng không chỉ dựa vào doanh số bán hàng họ tạo ra mà còn dựa vào lợi nhuận thu được từ những đường link khác được họ tạo ra và kết nối tới chương trình. Nhờ vậy, có hai lớp thanh toán tiềm năng.
  • Tiếp thị bằng người có sức ảnh hưởng: Người có ảnh hưởng là những cá nhân có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội, họ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ tới khán giả của họ. Trong tiếp thị người ảnh hưởng, người ảnh hưởng nhận được hoa hồng từ bất kỳ doanh số bán hàng nào được thực hiện thông qua liên kết đại lý (Affiliate links) duy nhất của họ. Đây là một loại hình tiếp thị liên kết thực sự đã bùng nổ trong thời gian gần đây.

4. Các bước để bắt đầu làm tiếp thị liên kết:

Sau khi đã nắm vững được những kiến thức nền tảng về tiếp thị liên kết, hãy cùng tìm hiểu thêm về quy trình để bắt đầu tham gia vào thị trường này

01. Chọn nền tảng

Bạn có thể chạy tiếp thị liên kết trên hầu hết các nền tảng hoặc mọi kênh truyền thông xã hội. Hiện nay, tiktok là lựa chọn phổ biến nhất nhờ vào độ phủ sóng của mạng xã hội này trên toàn thế giới, cũng như sự phân hóa nội dung đa dạng phù hợp với từng ngành hàng. Instagram cũng là một tùy chọn phổ biến, nhưng sử dụng blog hoặc kênh YouTube có xu hướng mang lại hiệu quả nhiều nhất. Instagram không cho phép người dùng thêm liên kết vào bài đăng (ngoại trừ đăng story), khiến việc điều hướng mọi người đến liên kết đại lý trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Viết blog: Nếu bạn quan tâm đến việc kết hợp tiếp thị liên kết với chiến lược tiếp thị của mình, thì nên tạo một blog bởi vì nó vừa đơn giản lại vừa miễn phí. Bạn có thể kiếm tiền từ blog của mình bằng cách gián tiếp đính kèm các liên kết đại lý vào các bài viết của mình, như một cách giới thiệu cho độc giả nguồn thông tin mà họ cần. Ví dụ: Nếu bài đăng của bạn nói về nướng bánh, bạn có thể đính kèm liên kết đến địa chỉ bán lò nướng, hoặc các dụng cụ bếp núc khác.

YouTube: Tiếp thị liên kết là một phương pháp kiếm tiền đã được chứng minh trên YouTube. Nếu chọn đây làm nền tảng chính, bạn sẽ cần kết hợp nhuần nhuyễn các sản phẩm có thương hiệu vào video của mình. Một số người dùng YouTube chọn tạo video tập trung vào một sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể, trong khi những người khác sẽ giới thiệu nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủ đề chung. Ví dụ như: Top 5 sản phẩm kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm; Những sản phẩm skincare mình thích nhất của dòng mỹ phẩm “…”

Instagram: Instagram không cho phép bạn thêm liên kết vào bài đăng, vì vậy nền tảng này không hiệu quả trong việc chuyển đổi khách hàng cho bạn. Tuy nhiên, đó là một lựa chọn phổ biến mang lại lợi nhuận cho một số người. Nếu bạn đi theo con đường này, hãy đăng nội dung giới thiệu sản phẩm và chèn link trong tiểu sử hoặc mục Tin (Story).

Tiktok: Affiliate TikTok hay còn gọi là tiếp thị liên kết trên TikTok, là hình thức các nhà sáng tạo nội dung, KOC/KOL quảng bá sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp thông qua những video được xây dựng nội dung hấp dẫn. Những nhà sáng tạo nội dung này sẽ gắn một link bio trên kênh TikTok của mình và dẫn về trang web chứa các đường link sản phẩm mà họ tiếp thị.

Bất kể bạn thích nền tảng nào nhất, bạn nên đăng liên kết đại lý trên nhiều nền tảng khác nhau để có thể quảng bá chéo nội dung của mình và mở rộng phạm vi tiếp cận. Điều này cũng sẽ giúp bạn hiểu được mảng nội dung nào phù hợp nhất với mình, cũng như giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo của mình.

02. Chọn một thị trường ngách dựa trên nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thị trường ngách, bạn cần phân tích bối cảnh cạnh tranh, tìm hiểu về các chương trình liên kết có sẵn trong thị trường ngách của mình, từ đó bạn có thể tạo chiến lược tiếp thị liên kết và kế hoạch nội dung lâu dài.

Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng cho thị trường ngách, có rất nhiều công cụ nghiên cứu đắc lực sẽ hỗ trợ bạn nghĩ ra được ý tưởng của mình. 

  • Google Trends: Cập nhật những chủ đề và tìm kiếm lên xu hướng theo từng vùng miền.
  • Answer Socrates: Tìm ra những câu hỏi mà mọi người gõ trên Google
  • Exploding Topics: Một công cụ tương tự như Google Trends nhưng được lựa chọn kỹ dựa trên ý kiến chuyên gia, kiến thức chuyên môn.

Hãy tìm những thị trường ngách có mức độ cạnh tranh trung bình, để bạn có cơ hội tạo được giá trị riêng biệt và có thể phát triển xa hơn.

Ví dụ: Thay vì "lưu trữ web" cho mọi người, bạn có thể bắt đầu với "trình tạo trang web cho thẩm mỹ viện" và tập trung vào việc chia sẻ kiến thức cho các chuyên gia trong ngành làm đẹp. Nếu định vị được thị trường ngách phù hợp, bạn có thể xây dựng một cộng đồng chặt chẽ xung quanh thương hiệu của mình và đạt được lợi thế trong xếp hạng trên Google.

03. Xây dựng khán giả mục tiêu

Dù bạn có là một “Hot Instagram” hay là một Youtuber triệu view, việc sở hữu những khán giả tận tâm và trung thành sẽ giúp gia tăng lượt nhấp vào đường liên kết Affiliate của bạn. Sau đây là những chiến lược sẽ giúp lôi kéo sự chú ý tới các bài đăng của bạn:

  • SEO: Viết tắt của hoạt động tối ưu công cụ tìm kiếm, SEO là quá trình quy chuẩn nội dung của bạn với mục đích giúp nó đạt được thứ hạng tốt trên google cũng như những công cụ tìm kiếm khác. Khi bài blog hay kênh Youtube của bạn xuất hiện hàng đầu trên kết quả tìm kiếm, nhiều người dùng sẽ nhấp vào liên kết và được dẫn tới trang web của bạn.
  • PPC: (Pay-per-click) Một cách khác để được xuất hiện hàng đầu trên công cụ tìm kiếm đó là đầu tư vào quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (PPC). 
  • Tiếp thị qua Email: Nếu bạn đã thu thập được email của người dùng thông qua đơn đăng ký nhận tin trên trang web của mình, hãy gửi Email tới họ với mục đích hướng họ đến kênh nội dung của bạn. Bạn cũng có thể thêm các liên kết affiliate trực tiếp vào email của mình.
  • Tiếp thị truyền thông xã hội: Chạy quảng cáo chéo để giúp kênh của bạn được tiếp xúc nhiều hơn tới khán giả. Bạn có thể quảng bá kênh YouTube, blog, Instagram, Tiktok của bạn trên các kênh mạng xã hội khác.

04. Tìm sự kết nối với các nhãn hàng

Một khi đã thiết lập được nền tảng và phát triển được lượng người theo dõi nhất định, đây là lúc bạn tìm đến những cơ hội tiếp thị liên kết. Có hai cách chính để bạn có thể tìm thương hiệu để quảng bá:

  • Tham gia một chương trình tiếp thị liên kết: Cách dễ dàng nhất để kết nối với các nhãn hàng là tham gia một chương trình tiếp thị liên kết. Những chương trình lớn nhất có thể kể đến như Amazon Associates, CJ Affiliate và ShareASale.
  • Tự liên hệ tới khách hàng: Nếu bạn đã nhắm tới một thương hiệu cụ thể hoặc một dòng sản phẩm mà bạn nóng lòng muốn quảng bá, hãy tự tìm đến các doanh nghiệp đó và đặt vấn đề với họ. Hãy nhấn mạnh cho thương hiệu đó biết lợi ích của họ từ sự hợp tác này, giải thích rõ ràng tại sao nếu tiếp cận được khán giả của bạn sẽ mang tới cho họ nguồn khách hàng tiềm năng.

Xin giới thiệu một số dạng nội dung tiếp thị liên kết dễ chuyển đổi khách hàng nhất:

WS ẢNH.jpg

05. Sản xuất nội dung tối ưu hóa liên kết

Tất cả những bước đi trước sẽ trở nên vô nghĩa nếu như bạn không tối ưu nội dung của bạn. Sáng tạo nội dung cho tiếp thị liên kết không chỉ đơn giản là bổ sung liên kết vào những vài blog đã đăng. Bạn cần phải giúp khách hàng đưa ra quyết định chọn một sản phẩm hay dịch vụ, bằng những ngôn từ quảng cáo đầy thuyết phục và hút mắt.

Một số ví dụ cho nội dung tiếp thị liên kết đạt chuẩn có thể kể đến:

  • Đánh giá sản phẩm: Gần 97% người tiêu dùng đều xem những đánh giá trực tuyến trước khi quyết định mua hàng, vì thế mà đánh giá sản phẩm (Product preview) là dạng nội dung rất phổ biến trong ngành tiếp thị liên kết;
  • Tổng hợp sản phẩm: Tổng hợp dựa trên một chủ đề hoặc danh mục cụ thể giúp dẫn độc giả tới nhiều nhãn hàng và đa dạng hóa nguồn doanh thu của bạn, chứ không chỉ bó hẹp trong một đường liên kết;
  • Hướng dẫn: Dạng nội dung chỉ dẫn sẽ giúp làm nổi bật chính xác cách thức hoạt động của một sản phẩm theo từng bước chi tiết. Khách hàng sẽ có sự tin tưởng và có hứng thú mua một sản phẩm hơn khi họ được tận mắt nhìn chính xác nó sẽ hoạt động như thế nào;
  • Sách điện tử: Các chủ đề lớn không phải lúc nào cũng có thể được thể hiện đủ qua một bài blog hay là một email. Đây là lúc chúng ta cần đến sách điện tử với mục đích chia sẻ sâu về một chủ đề. Bạn có thể sử dụng sách điện tử như là phần thưởng tặng kèm nhằm thuyết phục khách hàng điền Email của họ. 

06. Kéo lưu lượng truy cập về trang liên kết của bạn

Đã đến lúc để thu hút lượng truy cập về liên kết bán hàng của bạn. Điều này có thể được thực hiện thông qua các nền tảng truyền thông xã hội, bài đăng trên blog SEO và danh sách Email.

Các trang mạng xã hội như Twitter, TikTok, Instagram, Pinterest và Reddit đều là những nguồn lưu lượng truy cập miễn phí cho tiếp thị liên kết, nhưng bạn cần bỏ ra một chút thời gian và công sức để chúng hoạt động hiệu quả. 

Các chương trình tiếp thị liên kết thành công nhất cũng đầu tư vào việc tăng lưu lượng truy cập thông qua SEO. Bằng cách nhắm mục tiêu vào các từ khóa có mục đích của người mua, bạn có thể tiếp cận tới những vị khách có mục đích mua hàng rõ ràng, từ đó có thể gia tăng cơ hội bán hàng.

Một nguồn lưu lượng truy cập miễn phí khác là tiếp thị liên kết qua email. Điểm đặc biệt của Email là các thông điệp được gửi thẳng tới hộp thư đến của khách hàng tiềm năng. Điều này giúp họ có được hiểu biết ngọn ngành về một sản phẩm và đi đến quyết định mua hàng nhanh hơn.

07. Xây dựng phễu tiếp thị liên kết 

Phễu tiếp thị liên kết là một quy trình được sắp xếp cẩn thận nhằm điều hướng người dùng từ khi bắt đầu hành trình mua hàng cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành.

Phễu tiếp thị sẽ rất hữu ích nếu bạn cần thu hút đối tượng chưa sẵn sàng mua và khiến họ hứng thú với thương hiệu của bạn. Bằng cách sử dụng phễu, công chúng sẽ gắn bó với bạn qua tất cả các giai đoạn trong hành trình của người mua. 

Để có thể ứng dụng phễu tiếp thị, hãy truy cập vào bài viết “Phễu marketing…” của chúng tôi để có một cái nhìn đầy đủ nhất về định nghĩa cũng như cách thức xây dựng phễu.

08. Theo dõi để gia tăng doanh số tiếp thị liên kết:

Đã đến lúc theo dõi và quản lý doanh số nhận về.  Trước tiên, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng những yếu tố cơ bản phục vụ cho việc theo dõi doanh thu. Có hai cách theo dõi chính sau đây:

  • Theo dõi tổng thể doanh số bán hàng để biết những sản phẩm nào khách hàng đã mua qua liên kết của bạn;
  • Theo dõi những chuyển đổi đến từ trang chủ nào, liên kết đại lý nào, hay từ những yếu tố về tiêu đề, ngôn từ, về hình ảnh, video như thế nào.

Bạn có thể cần đến phương pháp theo dõi SubID cho trường hợp thứ 2. SubIDS là những dữ liệu bổ trợ mà bạn gắn vào liên kết tiếp thị của bạn, được ghi nhớ lại mỗi khi có chuyển đổi khách hàng từ chính liên kết đó. 

Để có thêm thông tin về SubIDs, hãy đọc bài viết “Hiểu về "SubID Tracking" để làm chủ tiếp thị liên kết” của chúng tôi. Bài viết có thể gây khó hiểu bởi bạn cần có hiểu biết đủ về công nghệ để hiểu và thực hành được, nhưng việc cài đặt SubIDs ngay từ đầu là một nước đi đúng đắn. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng bởi vì chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những công cụ hỗ trợ tiếp thị liên kết như Affilimate để tự động hóa hoàn toàn quy trình.

Sau khi đã ổn định xong công đoạn theo dõi và kiểm tra , hãy chạy thử nghiệm. Bước đầu tiên là chọn bài đăng trên blog nào bạn muốn chạy thử nghiệm. Bạn nên cân nhắc những bài đăng với lượng truy cập cao, có lượng truy cập mới, hoặc bài đăng với chủ đích quan trọng nhưng chỉ số RPM thấp (doanh thu trên một nghìn khách truy cập).

Sau khi đã chọn được bài đăng phù hợp, bạn hãy tham khảo một số ý tưởng dưới đây để thử nghiệm nội dung tiếp thị của bạn:

  • Bổ sung bảng so sánh;
  • Bật chữ trên nút kêu gọi hành động;
  • Chèn liên kết đến các sản phẩm liên kết thay thế;
  • Dọn dẹp bằng cách gỡ đi các liên kết không mang lại bất kỳ chuyển đổi nào;
  • Kiểm tra lại nội dung có trong các liên kết tiếp thị khác nhau.

Bạn có thể kiểm tra xem yếu tố nào đang mang đến chuyển đổi bằng cách sử dụng các SubID hoặc sử dụng công cụ Affilimate để tự động hóa quy trình. Nếu hoàn thành được những công đoạn trên từ đầu, bạn có thể đi trước ngàn dặm so với đa số nhà tiếp thị liên kết ngày nay.

Kết luận:

Thật không quá ngạc nhiên khi xung quanh ta, đặc biệt là thế hệ gen Z, đều miệt mài tự xây dựng một kênh tiktok, hoặc youtube,... và đi theo con đường tiếp thị liên kết. Như từ những lợi ích đã đề cập, ta có thể thấy rằng đây là một hình thức kiếm tiền vô cùng nhàn rỗi, tiết kiệm chi phí vốn cũng như hạn chế tối đa các rủi ro kinh doanh. Quy trình tham gia mà Websass đưa ra ở trên hoàn toàn đã được tổng hợp chi tiết và rút ra từ kinh nghiệm thực chiến. Vì vậy, bạn nên hoàn thành tất cả các công đoạn ngay từ đầu và không xem nhẹ bất kì bước nào nếu muốn xây dựng một dự án tiếp thị liên kết hiệu quả nhất.

Hi vọng từ bài viết này, những ai đang chập chững tham gia vào ngành tiếp thị liên kết sẽ tìm được hướng đi thuận lợi nhất cho mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới Websass, đội ngũ Marketers chúng tôi rất sẵn lòng để giải đáp cho bạn!